Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 1442
  • Khách viếng thăm: 1441
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 332552
  • Tháng hiện tại: 4432456
  • Tổng lượt truy cập: 205650588

Phần mềm giảng dạy

Liên kết




 
Học online

TIN TỨC NỔI BẬT

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH – VỊ CHỦ TỊCH ĐẦU TIÊN CỦA LIÊN ĐOÀN THANH NIÊN VIỆT NAM

 
 TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH –
 VỊ CHỦ TỊCH ĐẦU TIÊN CỦA LIÊN ĐOÀN THANH NIÊN VIỆT NAM
 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 01/01.1914 trong một gia đình bần nông tại thôn niêm phò, xã Quãng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh. Trong quá trình hoặt động cách mạng đồng chí còn có nhiều bí danh khác như Hà, Sau, Y, Thao. Thời thơ ấu đồng chí đi học tại trường làng; bước vào tuổi thanh niên phải đi làm thuê chịu đựng và trực tiếp chứng kiến bao cảnh đồng bào ta bị áp bức bốc lột. Tiếp nôid truyền thống của cha ông, nung nấu lòng yêu nước nồng nàn và giác ngộ cách mạng, đồng chí đã xớm đi làm cách mạng.
                 
Thời kì hoặt động cách mạng ( 1936 – 1939)

              
Năm 17 tuổi đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng một số thanh niên trong làng tập hợp lại tiến hành đấu tranh chống bọn cường hào, ác bá ngay tại địa phương. Trong thời kì từ năm 1936 đến năm 1938, đồng chí Nguyễn Chí Thanh tham gia hoặt động tích cực trong phong trào mặt trận dân chủ do Đảng lãnh đạo. Chính đồng chí đã vận động được nhiều thành viên tham gia đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh theo đường lối của Đảng. Tháng 7 năm 1973, đồng chí Nguyễn Chí Thanh vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 11 năm 1937, chi bộ địa phương đồng chí được thành lập gômg các đồng chí Nguyễn Hưng, Trần Bá Song, do Nguyễn Chí Thành làm Bí Thư. Anh hoặt động vô cùng sô nổi với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân và sự giác ngộ của người Đảng viên cộng sản bất chấp mọi hiểm nguy được nhân dân yêu mến, cảm phục. khi tỉnh ủy lâm thời thành lập, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Xứ ủy chỉ định tham gia ban Tỉnh ủy.
Đầu năm 1938, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được cử làm Bí Thư Tỉnh Ủy Thừa Thiên. Dưới sự lảnh đạo của Đảng mà trực tiếp là xứ ủy Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã cùng nhiều đồng chí khác tổ chức lảnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đi đầu là thanh niên trong các cuộc đấu tranh chống địch, tích cực xây dựng và mở rộng Mặc trận dân chủ ở tỉnh nhà và phát huy ảnh hưởng tới các tỉnh bạn. Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Chí Thanh rất quan tâm và trực tiếp chỉ đạo xây dựng và hoạt động của Đoàn thanh niên Dân chủ Thừa Thiên Huế. Cuối năm 1938, đồng chí Nguyễn Chí Thanh bị thực dân Pháp bắt giam. Dù bị giam cầm ở nhà lao Huế hay ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuộc… đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn kiên cường giữ vững khí tiết của người cộng sản bất chấp mọi sự đàn áp, tra tấn của kẻ thù.
                              
     Thời kì chuẩn bị tổng khởi nghĩa (1941 -1945)                                                                                

Năm 1941, đồng chí Nguyễn Chí Thanh vượt khỏi ngục tù của giặc trở về với  nhân dân và bắt tay trong hoặt động xây dựng lại cơ sở ở vùng đầm phá Cầu Hai thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ một thời gian sau, nhờ sự lăn lộn với phong trào và bám sát nhân dân, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng các đồng chí khác xây dựng lại cơ sở cách mạng trong quần chúng, khôi phục lại những cơ sở Đảng bị địch đánh phá ở nhiều Huyện trong tỉnh nhủ Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc và ngay ở thành phố Huế, nơi đồng chí đã từng hoặt động sôi nổi trong thời kì mặt trận dân chủ. Đây là những năm tháng đầy thử thách nhưng cũng là thời gian quyết định sự trưởng thành vượt bậc của đồng chí với những cống hiến xuất sắc của bản thân trong công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành lấy chính quyền về tay nhân dân dưới sự lảnh đạo của lảnh tụ Nguyễn Ái Quốc và trung ương Đảng ta. Tháng 8 năm 1945, thay mặt tổ chức Đảng ở Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh Tham gia hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. Tại hội nghị quan trọng này, đồng chí được bầu vào ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, đặc biệt đây là lần đầu tiên đồng chí Nguyễn Chí Thanh được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Bác Hồ vô cùng kính yêu. Sau hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được trung ương Đảng chỉ định làm Bí Thư xứ ủy Trung Kỳ.        
   
Thời kỳ khán chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1964 - 1954)                                                                                                                    

Khi nổ ra  cuộc khán chiến toàn Quốc, đồng chí cùng Xứ ủy lãnh đạo quân dân kiên cường chống kẻ thù xâm lược. Năm 1947, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được cử làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên và sau đó là Bí Thư phan khu uy Bình Trị Thiên. Từ năm 1948 đến năm 1950 đồng chí được trung ương chỉ định làm Bí thư Liên khu ủy Liên khu IV, sau đó lại được Trung ương đều động ra Việt Bắc đảm nhiệm các cương cị chủ nhiệm Tổng cụ chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Phó bí thư Tông quân ủy. Tháng 2/1950 đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng với đồng chí Hoàng Quốc Việt ủy viên ban Thường cụ Trung ương Đảng và đồng chí Nguyễn Lam. Bí thư trung ương Đoàn thanh niên Cứu Quốc được trung ương Đảng giao trọng trách lảnh đạo đại hội đại biểu toàn quốc Tổng đoàn thanh niên Việt Nam diễn ra tại căn cứ địa khán chiến Việt Bắc. Đại hội quyết định đổi tên Tổng đoàn thanh Liên đoàn thanh niên Viêt Nam, mặt trận đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên nước ta nhằm góp phần đưa cuộc khán chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm chủ tịch liên đoàn thanh niên Việt Nam. Anh trở thành người anh thân thiết, vị chủ tịch đầu tiên của liên doàn dẫn dắt tuổi trẻ Viêt Nam từ Bắc vào Nam hăng hái tham gia các phong trào thi đua “  tăng gia sản xuẩt thực hành tiết kiệm”,” đẩy mịnh chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị trong long địch”…                                                                       
  
Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh thống nhất dât nước nhà.
        
 
  Năm 1959, tại Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III cảu Đảng. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được bầu vào ban chấp hành trung ương Đảng được cử vào bộ chính trị và ban bí thư phụ trách Ban nông nghiệp của Đảng. Đồng chí là người có sáng kiến đề xướng phong trào thi đua xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ mô hình xã Đại Phong đươcj gọi là “ Gió Đại Phong”. Từ phong trào này đã dấy lên các phong trào thi đua tiếp theo như trong công nghiệp bắt đầu từ nhà máy Duyên Hải được gọi là “sóng Duyên Hải” và trong nhà trường bắt đầu từ trường Bắc lý được gọi là “ Trống Bắc lý”; trong quân đội nhân dân vào thời gian này có phong trào “ 3 nhất”. Năm 1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được bộ chính trị và Hồ Chut Tịch giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc trên cơ sở đó đã cùng cục đề xuât chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn trình Bác Hồ, Bộ chính trị và Tổng quân ủy đưa cách mạng miên nam đừng bước tiến lên giành được tiến lên giành nhiêu thắng lợi quan trọng. Trong thời gian công tác ở miền Nam, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn quan tâm đến phong trào thanh thiếu nhi. Đồng chí đã trực tiếp tham gia các đại hội đoàn và đại hội LHTN giải phóng, cho nhiều ý kiến chỉ đạo quý báu trong đó có phong trào “ Năm cung phong” làm xuất hiện hàng vạn dũng sĩ diệt mỹ lập những chiến công xuất sắc. Đồng chí từ trần vào ngày 06/07/1967 sau một cơn đau tim nặng nề để lại biết bao thương tiếc cho đồng bào, đồng chí và thế hệ tre cả nước.
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là một tấm guong sáng, một người cộng sản chính, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, vi độc lập CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ./
 


Đọc báo trực tuyến